Địa chỉ in offset giá rẻ

Với mỗi bản in đạt tiêu chuẩn có thể mang lại giá trị truyền thông giá trị sản phẩm rất lớn đến khách hàng. Mỗi bản in sau khi hoàn thành cần phải có màu sắc đẹp, thể hiện được hình ảnh và logo cần quảng cáo, màu mực sắc nét rõ ràng thể hiện rõ từng kiểu chữ. Công nghệ in offset hiện nay sẽ đáp ứng tối đa các yêu cầu được đặt ra.

In offset là gì?

Với nhiều người trong ngành không còn lạ gì cụm từ này nữa, nhưng với các khách hàng vẫn còn mơ hồ về công nghệ này. Chúng tôi, những người đi đầu trong xu hướng này sẽ giải đáp mọi thắc mắc và hướng dẫn về công nghệ này.

Khái niệm của in offset là:  in offset là một kỹ thuật in ấn trong đó, các hình ảnh dính mực được ép lên các tấm cao su trước rồi mới ép từng miếng cao su lên giấy in.  

Ngoài tên gọi là in offset, công nghệ này còn được gọi là in gián tiếp. Mực được thấm mạnh vào trong giấy in là các công nghệ in trực tiếp vào giấy. In offset thường được sử dụng để in một số sản phẩm với số lượng lớn như: in tờ rơi, in brochure, in catalogue, voucher…Với chi phí thấp hơn với những kiểu in thông thường nên in offset được rất nhiều khách hàng lựa chọn in

Máy in offset

Máy in offset

Ưu điểm của kỹ thuật in này

  • Chất lượng hình ảnh cao, sắc nét, sạch sẽ không bị dính mực tại những vị trí không thiết kế hình ảnh.
  • ng dụng in được trên nhiều bề mặt như: gỗ, vải, kim loại, da, giấy thô nhám…
  • Kỹ thuật đơn giản, với sự giúp đỡ của máy móc tạo nên tỷ lệ chuẩn nhất với bản thiết kế.
  • Các bản in có thể giữ được lâu hơn vì không phải trực tiếp tiếp xúc với bề mặt cần in.

Công nghệ in offset hiện nay khá là phổ biến nên các cũng sẽ tạo ra các dạng tin đa dạng hơn như: in chữ chìm, nổi…

In offset cũng có những tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng riêng.

         Sản phẩm in ra phải giống với bản thiết kế và bản in mẫu

         Độ dày các lớp mực phải có một tỷ lệ tốt.

         Độ chống mực phải được kiểm soát tốt nhất vì nó ảnh hưởng đến độ nhận mực của máy

         Độ lớn điểm chạm phải phù hợp.

Các loại giấy thường dùng trong in offset

Tùy theo yêu cầu của khách hàng và giá cả từng loại giấy mà có thể lựa chọn các kiểu giấy khác nhau để in. Một số loại giấy thường được lựa chọn để in hiện nay:

  •  Giấy Bristol: có bề mặt bóng, mịn, độ bám mực tốt hay được dùng để in các loại hộp đựng mỹ phẩm, được phẩm…
  • Giấy Ivory : gần tương tự loại giấy trên nhưng có một mặt mịn còn một mặt sần sùi. Loại này hay được đặt trong sản phẩm và làm hộp giấy đựng thực phẩm.
  • Giấy Duplex:  Có 1 mặt màu trắng và mịn, mặt còn lại có màu sẫm hơn. Được dùng in các hộp sản phẩm có kích thước lớn, cần độ cứng, chắc chắn để có thể đựng được nhiều sản phẩm bên trong.
  • Giấy carton: có màu màu đậm với cấu tạo từ 2-5 lớp và cố độ cứng và chắc chắn cao. Thường được sử dụng làm hộp giấy đựng các sản phẩm điện máy, điện tử và các loại hàng nặng, cồng kềnh.

Hãy chọn cho sản phẩm của bạn loại giấy tốt nhất, phù hợp với từng loại sản phẩm và giá tiền mà có thể bỏ ra để không gây ảnh hưởng quá nhiều đến quỹ tiền sản xuất từ đó tạo nên lợi nhuận cao hơn tiết kiệm chi phí tốt hơn.

Quy trình in bằng công nghệ in Offset.

Bước 1: Thiết kế bản in chuẩn file

Để thiết kế nên một file hoàn chỉnh trước hết cần chuẩn bị các nội dung cần thể hiện, hình ảnh, các trình bày bố cục… khi đã có những yêu cầu trên, cần lắp ghép và thiết kế sao cho phù hợp với kích thước giấy được lựa chọn, màu sắc phải hài hòa, các kiểu chữ phù hợp để tạo nên một bản in hoàn chính nhất vì khi in ra tất cả sản phẩm đều giống với file thiết kế.

Bước 2 : Output film

Trong in ấn thường sử dụng các hệ màu CMYK đại diện cho 4 màu tiêu chuẩn: C – xanh, M – hồng, Y- vàng, K – đen vì vậy đối với những bản in sử dụng một màu thì không cần xuất film. Các bản in sử dụng nhiều màu sẽ phải outfilm.

Máy kỹ thuật in offset

Máy kỹ thuật in offset

Bước 3: Phơi bản kẽm

Với bước này, hình ảnh của từng tấm film được chụp và đen lên bản kẽm bằng máy phơi kẽm. Qua bước này sẽ có 4 bản kẽm được in ra với 4 màu CMYK để chuẩn bị bước vào công đoạn in.

Bước 4: In offset

Chọn 1 trong 4 màu kẽm đã được in ở trên lắp vào máy in, lưu ý là còn màu nào thì mực được lựa chọn cũng phải tương tự. Với số lượng cần in khác nhau sẽ điều chỉnh cho đúng với số lượng đó.

Sau khi in màu thứ nhất sẽ tiến hành vệ sinh mực cũ, lắm kẽm mới và màu mực mới. Với 3 màu còn lại sẽ tiến hành tương tự như màu thứ nhất cho đến khi hoàn thành 4 màu. Lưu ý các màu đó sẽ không bị chồng lên nhau cho tới bản in cuối cùng.

Hiện nay chưa có một quy định chuẩn mực nào về việc chọn màu nào trước trong 4 màu. Các kỹ thuật viên sẽ dựa vào kinh nghiệm thực tế để đưa ra lựa chọn tốt nhất để tạo ra bản in chất lượng nhất. Hãy chọn cho mình những địa chỉ in ấn tốt nhất để có thể đảm bảo chất lượng tốt nhất.

Bước 5: Gia công sau in

Bước này gồm có 2 phần.

  • Gia công cán màng: gồm có cán màng mờ và cán màng mỏng. tùy vào yêu cầu của khách hàng sẽ thực hiện gia công khác nhau. Công đoạn này giúp sản phẩm được dày hơn, chồng rách, chống thấm.
  • Gia công cắt thành phẩm: bước này đòi hỏi phải làm tỉ mỉ, chỉnh chu không bị sai lệch vì bước này quyết định đến hình dáng sản phẩm.

Chúng tôi tự hào sẽ mang đến cho bạn một trải nghiệm tốt nhất với sự đầu tư về con người và thiết bị hiện đại. Với đội ngũ kỹ thuật nhiều kinh nghiệm sẽ tư vấn thiết kế cũng như tư vấn lựa chọn các chất liệu phù hợp nhất với từng sản phẩm của bạn.

0 Bình luận