In ấn sách giá rẻ tại Thanh Hoá

Đã từ lâu, sách không còn là khái niệm mới lạ với chúng ta, sách có từ thời cổ xưa, mới đầu là sách viết tay, sau đó là được in ấn bài bản dưới nhiều chất liệu khác nhau. Hiện nay, sách giấy đã dần ít đi thay vào đó là sách điện tử nhưng không có nghĩa là nó không được chú trọng và đầu tư mà thậm chí việc in ấn sách còn được đầu tư hơn về thiết kế lẫn công nghệ để đảm bảo thu hút được khách hàng hơn  đối với đối thủ cạnh tranh hết sức là mạnh đó là sách điện tử, để sách giấy không bị quên lãng bởi thời gian.

In sách chất lượng theo yêu cầu

In sách chất lượng theo yêu cầu

Việc in ấn sách rất là quan trọng, bởi để truyền đạt thông tin tới khách hàng thì việc in ấn chiếm phần không hề nhỏ ngoài tác giả, bởi vì sao? bởi hình ảnh có sắc nét, chữ viết có nhìn rõ hay không, chất lượng giấy như thế nào, chất lượng in ấn ra sao thì quyển sách đó mới hoàn chỉnh và có chất lượng tốt, thì khi độc giả đọc nó mới cảm nhận được hết nội dung cuốn sách truyền tải. Nội dung sách có thể rất hay, nhưng nếu chất liệu giấy in sách mà tốt thì tạo cho người đọc cảm giác yêu sách hơn, quý trọng cuốn sách hơn.

Để in ấn sách thì chúng ta cũng cần lựa chọn khổ giấy sao cho phù hợp, có rất nhiều quy cách khổ giấy khác nhau, tùy vào lựa chọn của khách hàng cũng như nội dung cuốn sách và nhiều yếu tố khác mà chúng ta lựa chọn. Các loại khổ giấy thường có:

  • 210 x 297 mm ( khổ A4)
  • 210 x 148 mm ( khổ A5)
  • 205 x 205 mm ( khổ vuông )
  • 160 x 240mm
  • 170 x 240 mm
  • 190 x 270mm

Chất liệu giấy thường sử dụng để in ấn sách

Giấy in sách thường có độ trắng thấp để tránh việc bị lóa mắt khi đọc, làm cho phần chữ cũng góp phần rõ nét hơn, giúp cho việc đọc của các độc giả trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Thông thường, loại giấy này có trọng lượng khá nhẹ, chỉ từ 60 g/m2 đến 90 g/m2 và thường được quy định bởi thể tích của chúng. Ví dụ, một tờ giấy có trọng lượng là 80 g/m2 có thể có cỡ chữ 120 micromet (tương đương 0.12mm).

In sách mẫu mã đa dạng

In sách mẫu mã đa dạng

Thông thường thì tùy vào mục đích sử dụng cũng như loại sách mà chúng ta lựa chọn các loại giấy in khác nhau.

  • Giấy Couche (Coated Art Paper): là loại giấy được tráng phủ bằng cao lanh (hoặc bằng một số vật liệu tương đương) nên mặt giấy rất phẳng và mượt, có độ sáng cũng như độ chắn sáng tốt, bám và hấp thụ mực đồng đều. Do vậy, giấy couche rất phù hợp để in offset những trang giấy hoặc truyện có chèn nhiều hình ảnh có màu sắc sặc sỡ với độ sắc nét và độ tương phản cao. Định lượng của giấy Couche: từ 80 g/m2 – 250 g/m2: thường dùng để in brochure, catalogue…; từ 250 g/m2 – 350 g/m2: thường dùng để in card visit, thẻ bài…
  • Giấy Fort (Fort Paper): có đặc điểm là không tráng phủ lên bề mặt khá mịn và không bị chói, vô cùng thích hợp cho việc viết và đọc. Ngoài ra trong quá trình xử lý, giấy được xử lý theo phương pháp hóa nghiền nên đã loại bỏ được hầu hết lignin do vậy nên khó bị ố vàng theo thời gian, rất thích hợp cho việc lưu trữ. Giấy Fort có bề mặt nhám và bám mực tốt, thường thấy nhất chính là các tờ giấy có khổ A4 ở các quán photo hay xưởng in. Định lượng của giấy Fort từ 60 g/m2 đến 90 g/m2.
  • Giấy Ivory: là loại giấy dày không tráng phủ chất lượng cao, cứng và đàn hồi tốt. Mặt giấy thường là màu trắng, sáng, độ mịn và độ bóng rất cao. Một mặt giấy láng mịn, mặt còn lại sần sùi. Định lượng của giấy Ivory từ 210 g/m2 đến 350 g/m2.
  • Giấy Bristol (Bristol Board): Là loại giấy bìa không tráng phủ với bề mặt được cán láng hoàn toàn. Thông thường, vì có vài lớp giấy ép lại với nhau nên loại giấy này khá cứng và nặng. Định lượng của giấy Bristol: Từ 230 g/m2 đến 350 g/m2
  • Giấy Duplex: là loại giấy khá dày, được làm bằng cách ép 2 lớp giấy lại với nhau, 2 mặt giấy có thể khác nhau hoàn toàn về màu và kết cấu. Giấy có bề mặt sáng và láng gần như giấy Bristol nhưng lại có một mặt sẫm như giấy bồi. Định lượng của giấy Duplex từ 250 g/m2 đến 500 g/m2

Các loại giấy sử dụng làm bìa sách

  • Dạng bìa mềm: Chất liệu giấy Couche định lượng 200gsm, 250gsm, 300gsm.
  • Dạng bìa cứng: Dạng này thường được làm bằng giấy carton  2 lớp, bên ngoài sẽ được in thêm một bìa bằng giấy mỏng. Giúp giữ nếp sách bằng phẳng hơn không bị cong, nhàu các trang giấy bên trong.

Công nghệ in ấn sách

Hiện nay có rất nhiều công nghệ in ấn tuy nhiên công nghệ hiện đại mà được áp dụng nhiều nhất hiện nay là công nghệ Offset với nhiều những ưu điểm được đưa ra.

In offset là kỹ thuật in sử dụng máy in offset, trong đó hình ảnh dính mực in được ép lên các tấm cao su ( thực chất là những cuộn tròn được bọc bởi cao su đặc biệt ) trước rồi mới ép từ tấm cao su này lên giấy thông qua lực ép của hai trục quay máy offset.

Ưu điểm của kỹ thuật in offset:

  • Chất lượng hình ảnh cao – nét và sạch hơn in trực tiếp từ bản in lên giấy vì miếng cao su áp đều lên bề mặt cần in.
  • Khả năng ứng dụng in ấn lên nhiều bề mặt, kể cả bề mặt không phẳng (như gỗ, vải, kim loại, da, giấy thô nhám).
  • Việc chế tạo các bản in dễ dàng hơn.
  • Các bản in có tuổi thọ lâu hơn – vì không phải trực tiếp tiếp xúc với bề mặt cần in.

Với kỹ thuật gia công sau in ấn sách

  • Sử dụng công nghệ cán màng, có 2 dạng cán màng
  • Màng bóng giúp tăng độ bóng bề mặt, thích hợp với sản phẩm cần hình ảnh làm chủ đạo.
  • Màng cán mờ giúp cho màu sắc của bìa sách đậm hơn tạo cảm giác sang trọng cho sản phẩm.
  • Tráng phủ bề mặt : Chủ yếu nhằm tạo độ bóng và bảo vệ bề mặt giấy in không bị trầy xước và bền hơn.
  • Ép kim/ép nhũ:  Tạo điểm nhấn đặc biệt cho sản phẩm giúp phần được ép nhũ nổi bật hơn nhiều so với phần không được ép nhũ. Ép nhũ có nhiều màu để lựa chọn: Bạc, vàng, đỏ, xanh…
  • Dập chìm/nổi: Tăng tính mới lạ cho sản phẩm, khiến cho các thương hiệu sách tạo tính độc đáo. 
  • Đóng cuốn: Chính là đóng cuốn bấm kim. Thích hợp những sản phẩm dưới 50 trang.
  • May chỉ dán keo:  Ưu điểm của kiểu này là đẹp và bền lưu giữ được lâu hơn, thường là những cuốn sách khá dày nhiều trang, nhìn sẽ sang trọng hơn.

Hiện nay thì việc đọc sách mang lại rất nhiều lợi ích, giúp chúng ta xả stress giải trí, học hỏi, tìm tòi,…Vậy để cung cấp cho người tiêu dùng  những quyển sách chất lượng cao, tránh tình trạng sách chất lượng kém làm giảm đi nội dung cũng như mục đích mà tác giả mong muốn thì các nhà xuất bản đã và đang ngày càng cải tiến cũng như trú trọng đặc biệt vào việc in ấn sách, để ngày càng có những cuốn sách chất lượng tốt đến với các bạn đọc, hình ảnh uy tín của nhà in được tăng lên. Ngoài ra việc in ấn có bản quyền của nhà xuất bản với những chất liệu và công nghệ kỹ thuật đặc trưng cũng làm người đọc phân biệt được hàng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng làm cho cuốn sách trở nên giá trị hơn, tránh làm mất đi giá trị ban đầu của chúng.

 

0 Bình luận