Địa chỉ in offset, giấy in offset giá rẻ nhất tại Thanh Hoá

In offset là một kỹ thuật in ấn, trong đó các hình ảnh dính mực được ép lên các tấm cao su, sau đó ép những miếng cao su này lên giấy. Trước khi tiến hành in offset, việc lựa chọn giấy in phù hợp là một trong những khâu rất quan trọng. Giấy in phù hợp không chỉ giúp bạn làm cho sản phẩm của mình đẹp hơn mà còn tiết kiệm chi phí và thời gian. Vậy trong ngành in offset thì nên lựa chọn loại giấy như thế nào?

Trước khi giới thiệu loại giấy in offset, chúng ta cần tìm hiểu giấy và đặc tính của giấy để biết được tại sao phải chọn giấy phù hợp.

Giấy và những đặc điểm cơ bản của giấy

Nguyên liệu sản xuất ra giấy rất đa dạng, giấy có thể được sản xuất từ bột gỗ, tre, nứa, bông, đay hay vụn thu hồi (còn gọi là sợi tái sinh hay sợi thứ cấp). Ngoài nguyên liệu chính là bột giấy, để làm nên giấy thành phẩm mà chúng ta sử dụng, người ta phải cho thêm các chất phụ gia nhằm tăng độ trắng, độ mịn, nhẵn, phản quang.

Riêng đối với giấy in, người ta thường sử dụng các loại phụ gia như đá vôi CaCO3, cao lanh Al2SO3, bột talc MgO.SiO3.nH2O, TiO2…để làm giảm giá thành của giấy. Các chất phụ gia này được gọi là chất độn. Các loại giấy sử dụng chất độn được gọi là giấy tráng phấn hay giấy tráng phủ.

Về ưu điểm: chất độn sẽ lấp đầy các khoảng trống giữa các sợi xơ, làm tăng các tính năng quan trọng của giấy in như độ trắng, độ đục, mịn, láng, làm giảm sự biến dạng của giấy khi gặp nước. Tuy nhiên, chất độn có nhược điểm là làm giảm liên kết giữa các sợi xơ làm giảm độ kháng đứt, độ cứng.

In offset chất lượng cao

In offset chất lượng cao

Giấy in có một số đặc điểm như sau

  1. Độ dày của giấy: Giấy in thường có độ dày từ 0,03 – 0,25mm, giấy carton có độ dày hơn 3mm. Độ dày của giấy in sẽ quyết định đến độ bền, khả năng chịu biến dạng nén, độ xuyên thấu và độ phản quang.
  2. Định lượng giấy: Thông thường giấy in sẽ có định lượng từ 38gms đến 500gms, giấy carton có định lượng đạt tới 2000gms. Định lượng giấy là trọng lượng của 1m2 giấy (gms) nên sẽ tỷ lệ thuận với độ dày của giấy.
  3. Độ tro: Hiểu một cách đơn giản, độ tro chính là trọng lượng tro thu được sau khi đốt giấy. Độ tro để đo lượng khoáng chất vô cơ có trong thành phần của giấy. Đơn vị đo của độ tro là %. Đối với giấy thông thường, độ tro sẽ đạt từ 18 đến 23%.
  4. Độ trắng ISO: Độ trắng được tính theo tỷ lệ phần trăm so với độ trắng chuẩn của Brarioxít. Đối với giấy in tốt, độ trắng phải từ 70% trở lên.
  5. Độ thấu khí: Độ thấu khí quyết định khả năng biến dạng của giấy in bởi nó biểu thị khả năng cho phép không khi đi qua cấu trúc sợi xơ của giấy.
  6. Tính ổn định của kích thước là khả năng giữ được hình dạng và kích thước của giấy khi các điều kiện môi trường thay đổi như: độ ẩm, ứng suất vật lý, cơ học trong quá trình in và gia công khi sử dụng. Tính ổn định quyết định khả năng chồng màu lên giấy in.
  7. Đỗ nhẵn: Độ nhẵn của giấy in tỷ lệ thuận với chất lượng sản phẩm sau khi in bởi độ nhẵn chính là độ phẳng của bề mặt giấy.
  8. Độ ẩm: là tỷ trọng của lượng nước mất đi trong khi sấy trong điều kiện tiêu chuẩn của phương pháp thử và mẫu thử tại thời điểm lấy mẫu.
  9. Độ chịu bục: Đối với các loại giấy làm hộp thì yêu cầu về độ chịu lực càng cao.
  10. Độ chịu kéo: là số đo lực kéo lớn nhất mà mẫu giấy chịu được trước khi đứt trong điều kiện xác định của phương pháp tiêu chuẩn.
  11. Độ dài đứt: Khi treo một đầu lên, độ dài đứt được tính là chiều dài của băng giấy với chiều rộng đồng nhất có trọng lượng vừa đủ để làm đứt chính nó.
  12. Một số đặc tính khác như: độ giãn dài, độ hút nước, độ đục của giấy.
Giấy in offset chất lượng

Giấy in offset chất lượng

Các loại giấy thông dụng sử dụng trong ngành in offset

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại giấy in offset khác nhau. Theo thống kê, trên thị trường có hơn 100 loại được phân biệt dựa vào mục đích sử dụng hay thành phần chất phụ gia có trong giấy. Giấy in offset được chia ra thành 2 loại chính: giấy có độ tráng phủ và giấy không tráng phủ.

Giấy tráng phủ là loại giấy có bề mặt láng bóng, độ phản xạ ánh sáng cao. Loại giấy này giúp cho việc tái tạo màu sắc được trung thực, sắc nét nên lên hình rất đẹp. Giấy tráng phủ lại chia ra thành giấy tráng phủ một mặt và giấy tráng phủ 2 mặt. Các loại giấy in offset thường xuyên được sử dụng là: Giấy Couche, couche matt; Briston, Ivory; Duplex; Giấy Decal.

Giấy không tráng phủ: là loại giấy nhám, không láng bóng như giấy tráng phủ. Khi in loại giấy không tráng phủ thì độ sắc nét chỉ đạt ở mức trung bình khá. Tuy nhiên, giấy không tráng phủ có ưu điểm hơn giấy tráng phủ là có thể viết lên trên mặt giấy bằng những loại viết thông thường. Các loại giấy không tráng phủ thường được sử dụng là: Giấy Fo vàng, Giấy Kraft, Giấy cacbonless, Giấy mỹ thuật.

Kích thước giấy thường được sử dụng trong ngành in offset

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại giấy in offset được sử dụng với các kích thước đa dạng. Tuy nhiên, hai tiêu chuẩn phổ biến được mặc định là tiêu chuẩn chung cho các các gia là tiêu chuẩn ISO ( giấy A4, A3, B3, C3…) và hệ thống tiêu chuẩn Bắc Mỹ (Letter, legel, ledger…).

Nếu các bạn còn thắc mắc về các loại giấy in offset, hãy liên hệ lại với chúng tôi để được giải đáp cụ thể. Với đội ngũ nhân viên trẻ năng động sáng tạo đem lại những mẫu mã đẹp nhất, độc đáo nhất. Cùng với đó là đội ngũ nhân viên nhiều năm kinh nghiệm sẽ đem lại sản phẩm chất lượng nhất cho khách hàng kể cả những khách hàng khó tính nhất. Mọi thông thắc mắc của khách hàng sẽ được giải đáp một cách tốt nhất. 

 

0 Bình luận