Địa chỉ in thiệp cưới đẹp nhất tại Thanh Hóa

Vai trò của in thiệp cưới

Hôn lễ là ngày trọng trong cuộc đời của mỗi con người. Từ xa xưa, con người đã biết viết những chiếc thiệp cưới thủ công để thay lời mời tới những người bạn, người thân. Đến nay, khi chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, mọi thứ trong hôn lễ càng được chuẩn bị chu đáo, kỹ càng. Trong đó, một chiếc thiệp mời cưới sang trọng, ấn tượng là điều không thể thiếu. Chính vì lý do đó mà nhu cầu in thiệp cưới ngày càng tăng lên trong thời gian gần đây, kéo theo hàng loại hãng in thiệp cưới, xưởng in, dịch vụ in thiệp cưới với mẫu mã đa dạng, phong phú.

Ngày nay, với sự phát triển của ngành công nghiệp in ấn, xu hướng in thiệp cưới bằng máy in màu hiện đại đang rất phổ biến với giá thành rẻ, thời gian nhanh. Tuy nhiên, những người theo xu hướng trang trọng, thanh lịch thường lựa chọn phương pháp in lụa (in ấn bằng khung lưới) bởi  nó mang lại sự độc đáo, tinh tế và có giá trị thẩm mỹ cao. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn biết về kỹ thuật in lụa và những ưu điểm vượt trội của nó.

Mẫu thiệp cưới đẹp

Mẫu thiệp cưới đẹp

Phương pháp in lụa là gì?

Phương pháp in lụa là một phương pháp có nguyên lý in rất đơn giản dựa vào sự thẩm thấu của mực in qua khung lưới. Được phủ chết lên tấm lưới là một lớp keo mỏng chuyên dùng cho phương pháp in này khiến cho chỉ một phần mực in được thẩm thấu qua tấm lưới in tạo thành hình dạng như mong muốn.

Lịch sử của phương pháp in thiệp cưới bằng in lụa

Từ năm 1952, kỹ thuật in này đã được người châu Âu sử dụng cho việc in trên giấy, bìa, thủy tinh, tấm kim loại hoặc vải da…

Đến năm 1907, Samuel Simon đã sáng chế ra quy trình làm lưới bằng sợi tơ.

Năm 1914, John Pilsworth đã phát triển được phương pháp in lưới nhiều màu tại bang Califonia, Mỹ.

Nguyên lý của phương pháp in lụa

In lụa là phương pháp in xuyên, khuôn in có cấu tạo là một tấm lưới polyester hoặc kim loại, được căng trên một khung chữ nhật làm bằng gỗ hoặc hợp kim nhôm. Sau đó, người ta cho mực vào lòng khung, gạt qua bằng một lưỡi dao cao su. Dưới áp lực của dao gạt, mực sẽ xuyên qua các ô lưới và in lên bề mặt vật liệu bên dưới, tạo nên các hình ảnh như mong muốn.

Các nguyên liệu cần chuẩn bị để thực hiện kỹ thuật in thiệp cưới bằng phương pháp in lụa

  1. Khung lụa: bạn nên sử dụng loại khung bằng nhôm vì loại này mang lại độ căng của sợi lụa. Lưu ý khi lựa chọn khung lụa thì phải cân bằng, không được cập kênh.
  2. Loại lụa và chất liệu lụa: sử dụng loại lụa có độ dài 180 sợi/cm, màu trắng.
  3. Bản in lụa: sử dụng loại có bản lề lò xo hoặc loại có cục cân đối trọng nhằm mục đích để khung lụa tự bật lên khi bỏ tay ra. Ngoài ra, sử dụng loại khung này cũng có thể thay đổi chiều cao (khoảng cách) so với mặt bàn in.
  4. Dao gạt mực (dao mực): sử dụng loại cao su tốt cán nhôm, có độ dài sao cho phù hợp với kích thước của khung nhôm. Đối với in thiệp cưới thì bạn nên sử dụng dao gạt mực dài 15cm.
  5. Máng tráng keo: sử dụng loại máng tráng keo chuyên dụng, chất liệu bằng nhôm hoặc inox. Chiều dài máng tráng keo khoảng 20cm.
  6. Bàn chụp lụa: Chất liệu bàng chụp lụa có thể bằng gỗ.
  7. Các dụng cụ khác: dao rọc giấy, kéo, băng keo, bông gòn.
  8. Các loại hóa chất: Keo chụp bản, mực in, kem mực, chất làm mau khô hoặc chậm khô tùy theo như cầu, chất tẩy khung.
Mẫu thiệp cưới vô cùng đa dạng

Mẫu thiệp cưới vô cùng đa dạng

Quy trình in thiệp cưới bằng phương pháp in lụa

Bước 1: Thiết kế và ra can

Bước 2: Chụp bản

Bước 3: Pha mực

Bước 4: In

Bước 5: Các bước sau in

Một số lưu ý khi in thiệp cưới bằng phương pháp in lụa

Bất kỳ mẫu thiệp cưới nào đều được dựa trên một bản thiết kế. Bản thiết kế quyết định hình dáng, màu sắc, bố cục của sản phẩm. Ngày này, mẫu thiệp cưới không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ của nhà sản xuất mà bạn hoàn toàn có thể chủ động trong việc thiết kế mẫu thiệp cưới của chính mình dựa trên sở thích, phong cách riêng của bạn.

Sau khi có mẫu thiết kế, nhà in sẽ sử dụng kỹ thuật in lụa gia công để biến những sản phẩm thiết kế của bạn thành những chiếc thiệp mời cưới. Về chất liệu in thiệp cưới bằng phương pháp này khá đa dạng, có thể sử dụng giấy, vải hoặc chất liệu khác. Về quy trình in, bạn nên in viền và màu sắc lên thiệp cưới trước, sau đó mới đến các chi tiết khác.

Về phông chữ: nên chọn phông chữ đứng hoặc toàn nghiêng, không nên pha trộn bởi sẽ làm cho mẫu thiệp cưới của bạn bị lộn xộn hoặc mất đi vẻ sang trọng.

Về màu sắc: Màu sắc của thiệp mời cưới nên rõ ràng, chọn mực in lụa phù hợp với loại giấy in thiệp cưới để có thể ra đúng màu sắc bạn mong muốn, tránh bị nhòe hay mờ nhạt.

Để làm tăng tính tinh tế của chiếc thiệp mời cưới, người in thường pha trộn thêm chút hương thơm trong mực in. Mùi hương nhẹ nhàng, không dị ứng là mùi hương thường được lựa chọn bởi tránh để cho mực in in lên thiệp cưới bị biến chất, không tốt.

Sau khi in xong, nếu bạn muốn để thiệp cưới long lanh thì bạn chỉ cần sử dụng một chút kim tuyến rải lên trên bề mặt.

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực in ấn nói chung, in lụa nói riêng, chúng tôi luôn cung cấp các dịch vụ in thiệp cưới bằng phương pháp in lụa uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo sẽ đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng.

 

0 Bình luận