In ấn offset giá siêu rẻ và chất lượng tại Thanh Hóa

In ấn offset là một kỹ thuật in sử dụng các hình ảnh có mực in được ép lên các tấm offset rồi ép lên vật liệu in. Dựa vào sự tác động của nước và các nguyên liệu khác, khi in cùng thạch bản sẽ giúp tránh làm nước dính trên giấy với mực in. Lăn mực chuyển mực đến vùng chứa hình ảnh và lăn nước đẩy nước đến vùng không có hình ảnh. Với khả năng in ấn được trên rất nhiều chất liệu, loại hình, in ấn offset càng ngày càng trở thành một phương pháp in được ưa chuộng và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu công nghệ in ấn offset qua bài viết sau.

Máy In ấn offset chất lượng

Máy In ấn offset chất lượng

Để bắt đầu in ấn offset, đầu tiên cần tìm hiểu qua về cấu tạo của máy in offset. Các bộ phận chủ yếu của máy in offset như là hệ thống cấp mực, làm ẩm và trục chính. Cụ thể như sau:

  1.     Ba trục chính của máy in offset bao gồm:
  • Ống bản: Là trục ống bằng kim loại có khuôn in phần tử in bắt mực và phần tử không in bắt nước ở trên.
  • Ống cao su: là ống trục có tấm cao su offset có lớp vải bọc với cao su tổng hợp để đưa hình ảnh từ khuôn in lên bề mặt vật liệu in
  • Ống ép: là ống trục khi hoạt động luôn tiếp xúc với ống cao su, thực hiện nhiệm vụ chuyển giấy và các vật liệu để in khác.
  1.     Hệ thống làm ẩm của máy in: là một hệ thống các lô làm ẩm bằng dung dịch chứa các chất phụ gia làm ẩm. Dung dịch làm ẩm giúp cho phần tử không in trên khuôn ẩm ướt để chúng không thể bắt mực. Nó được chà lên toàn bộ bản in.
  2.     Hệ thống cấp mực: Là hệ thống gồm các lô chà mực cho bản in, đưa mực in vào hình ảnh cần in. Hệ thống cung cấp mực in trong máy in offset có 4 chức năng: Đưa mực đến khuôn in, tách lớp mực dày thành các lớp mực mỏng đồng đều trên các lô truyền, đẩy mực lên các phần tử in bắt mực trên trục chính và loại bỏ mực in cũ trên lô chà mực trước đó.

Ngoài các bộ phận chủ yếu được nêu trên, trong máy in offset còn bao gồm các bộ phận sau:

  • Bộ phận nạp giấy: bộ phận này có nhiệm vụ lấy giấy và các vật liệu in khác từ nơi cung cấp giấy lên và đưa xuống nơi in.
  • Các bộ phận trung chuyển: (thường là các trục ống có những nhíp nhỏ kẹp giấy) để vận chuyển giấy di chuyển trong máy in.
  • Bộ phận ra giấy: là bộ phận có nhiệm vụ nhận giấy ra và sắp xếp giấy cho đều và gọn gàng trên bàn ra giấy

Các dạng công nghệ dùng trong in ấn offset

Trong chế bản in offset, người ta dùng giấy scan hoặc film để chế tạo bản in

  1.     Công nghệ CTF: là công nghệ mà dữ liệu số (Digital) từ máy tính chuyển thành dữ liệu tương tự như Analog. Quy trình tổng quát của công nghệ này có thể được khái quát như sau: Sử dụng giấy scan, ghi film theo từng trang và ghi film khổ bản in
  2.     Computer to plate: Công nghệ chế bản này sử dụng số liệu từ máy tính được ghi trực tiếp lên bản in mà không cần thông qua khâu trung gian là film. Bản in sau khi được ghi hình sẽ được hiện ngay trên hệ thống máy ghi hoặc đưa tới máy hiện bản chuyên dụng. Sau đó bản in được lắp lên máy in để tiến hành công việc in.
  3. Công nghệ sử dụng chia thành hai loại gồm computer to print và computer to direct là công nghệ computer to press. Với loại công nghệ này, chúng ta có thể chuyển đổi các dữ liệu số từ máy tính thành các hình ảnh cần in và sau đó, hình ảnh này sẽ hiện lên vật liệu in một cách nhanh chóng.
Giấy in offset chất lượng

Giấy in offset chất lượng

Các bước thực hiện trong in ấn offset

  • Thiết kế chế bản: Đây là bước đầu tiên trong quy trình in. Đây là bước khá quan trọng, vì nó quyết định sản phẩm của bạn được in ra như thế nào, hình dáng ra sao
  • Output Film: Sử dụng 4 lớp màu CMYK , bao gồm bốn màu cơ bản Cyan, Magenta, Yellow và Black. Đây là những màu sắc dùng để tạo ra những màu sắc bạn cần nhờ sự kết hợp của chúng.
  • Phơi bản kẽm: Sau khi đã có được 4 lớp màu, thợ in sẽ đem phơi từng lớp mau lên bản kẽm để tiến hành in ấn.
  • Bước tiếp theo quan trọng nhất trong in ấn offset là bước in. Ở bước này, kinh nghiệm của người thợ in là yếu tố chính để có thể in được sản phẩm đúng màu mà bạn mong muốn. Đầu tiên, thợ in sẽ chọn 1 kẽm màu để lắp lên lô máy in, sau đó lựa chọn loại mực tương ứng với bản kẽm sau đó tiến hành in. Sau khi chạy hết số lượng in, thợ in sẽ tháo tấm kẽm đó ra, vệ sinh mực cũ và lắp bản kẽm màu mới vào, tiếp tục lặp lại quy trình cũ cho đến khi hết 4 bảng.
  • Gia công sau khi in: Có thể đưa sản phẩm sau khi in để cán màng, cán bóng sản phẩm hoặc cắt xén sản phẩm về với khổ cần sử dụng.

Từ những thông tin về in ấn offset, chúng ta đã có thể hiểu thêm về in offset, cấu tạo và các quy trình để in ấn offset. Qua đây, chúng ta có thể dễ dàng và tiếp cận, sử dụng và lựa chọn dịch vụ in ấn offset để có những sản phẩm chất lượng và phù hợp với mục đích sử dụng.

0 Bình luận