Với sự phổ biến như vậy thì việc in folder hay còn có tên khác là bìa kẹp hồ sơ, bìa đựng hồ sơ đối với các công ty lớn là việc không thể thiếu, vậy việc tìm hiểu về các cơ sở in folder uy tín và dịch vụ tốt là vô cùng cần thiết. Trước khi in thì chúng ta cũng nên tìm hiểu qua về phân loại cũng như tác dụng, quy cách và kích thước,… để chúng ta biết rõ hơn về nó cũng như tránh tìm phải những cơ sở không uy tín nếu chúng ta không có kiến thức sơ qua về sản phẩm folder.
Folder ở đây được chia ra làm 2 loại đó là túi folder và bìa folder.
- Túi folder: túi ở dạng nhựa có tác dụng chứa đựng tài liệu rất phổ biến, đây là loại folder phổ thông thích hợp với nhiều khách hàng khác nhau như học sinh, sinh viên, dân công sở,… bất cứ cá nhân nào cũng có thể dùng để đựng những tài liệu quan trong, cất giữ giấy tờ,… Loại túi này thường có màu trắng để có thể dễ dàng quan sát bên trong, giá cả thấp bởi chi phí nguyên liệu và thiết kế thì không quá yêu cầu cao hay tỉ mỉ.
- Bìa folder: có thể được in thông tin công ty cũng có thể không, nó được xuất hiện khắp các phòng ban trong công ty, thường thì mỗi cá nhân sẽ có vài tập để chứa đựng, lưu trữ tài liệu cá nhân cũng như kẹp báo cáo,…Trong các cuộc hội thảo, cuộc họp, cuộc giao dịch, đàm phán,… bìa folder cũng không thể thiếu, không chỉ với tác dụng là đựng tài liệu mà nó còn thể hiện tính chuyên nghiệp, phong cách làm việc của người giữ cũng như là khiến người xem chú ý đến thương hiệu, hình ảnh công ty thông qua những thông tin mà chúng ta cung cấp hay nói cách khác là chúng ta in trên bìa folder.
Quy cách in folder dạng bìa: mỗi công ty cũng như doanh nghiệp sẽ có một quy cách in riêng và kích thước tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng, thông thường sẽ làm ở dạng khổ giấy A4, nhưng để đẹp và sang trọng hơn thì các công ty hay sử dụng giấy A3.
Folder được làm trên giấy A4 sẽ có kích thước là 210x297mm. Giấy A3 có kích thước là: 297 x 420mm. Tuy nhiên, folder vẫn có thể thiết kế tùy chỉnh theo yêu cầu của công ty khác nhưng sẽ không khác nhau là mấy bởi nó đã có một quy chuẩn chung:
- Kích thước thành phẩm: 22 x 31cm.
- Khổ trải: 44 x 31cm, cấn giữa gập đôi.
- Khổ trải có tràn lề: 44.4 x 31.4cm.
- Tay gấp chuẩn 7cm theo khuôn bế có sẵn, khuôn đã có phần bế nhét card visit.
- Cán màng mờ/ màng bóng 1 mặt
- In offset ghép bài.
Những nguyên tắc thiết kế in folder
Để có sản phẩm in folder đẹp cũng như phù hợp với yêu cầu, mục đích sử dụng thì chúng ta cần quan tâm đến các nguyên tắc sau:
- Lựa chọn logo: logo mang tính nhận diện thương hiệu, logo thường là tên công ty, hay đặc trưng cho sản phẩm chủ lực của công ty. Logo được chọn phải có độ phân giải cao, để tránh tình trạng khi phóng to lên hình ảnh sẽ bị vỡ nét, chất lượng kém, màu sắc không còn được như hình ảnh gốc,..
- Lựa chọn thông tin in folder: folder cung cấp thông tin cho khách hàng về doanh nghiệp, do đó để in folder thì chúng ta cần lựa chọn thông tin phù hợp như thương hiệu doanh nghiệp, loại hình kinh doanh, sản phẩm kinh doanh, thông tin thương hiệu,…để họ có thể chú ý đến cũng như là nhớ lâu hơn, lưu trữ thông tin tốt hơn.
- Kích thước giấy in folder: việc lựa chọn kích thước giấy khi in folder hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng tới bố cục của mẫu in giấy folder. Bởi thế cần lựa chọn kích thước giấy in folder sao cho phù hợp với logo, khối lượng thông tin để folder được đẹp mắt về mọi mặt.
Giấy in folder hiện nay thường được sử dụng là giấy giấy Bristol, giấy Couche, Giấy Art:
- Giấy Bristol có bề mặt hơi bóng, mịn, bám mực tốt vừa phải, vì thế in offset rất đẹp thường dùng để in ấn namecard, brochure.. định lượng thường ở mức 230-350g
- Giấy Couche có bề mặt bóng, mịn, láng, in rất bắt mắt và sáng. Thường dùng để in tờ rơi quảng cáo, catalogue, poster, brochure… Định lượng vào khoảng 90-210g
- Giấy Art: Giấy được cán gân lên, giấy này có nhiều màu duoc làm thiệp, namecard cao cấp,…ngoài ra còn có thể sử dụng các loại giấy khác theo yêu cầu của khách hàng.
Công nghệ in nói chung và in folder nói riêng hiện nay chủ yếu là dùng công nghệ offset bởi ưu điểm là chất lượng hình ảnh cao, sắc nét bởi máy in được thiết kế các hình ảnh dính mực in được ép lên các tấm cao su ( còn gọi là các tấm offset) trước rồi mới ép tấm cao su này lên giấy, khi sử dụng với in thạch bản, kỹ thuật này tránh được việc nước bị dính lên giấy theo mực. Ngoài ra kỹ thuật này còn in được trên nhiều chất liệu kể cả các chất liệu không phẳng như nhựa; gỗ, vải, kim loại, giấy, da,…việc chế tạo cũng dễ dàng, các bản in có tuổi thọ lâu hơn bởi không phải trực tiếp tiếp xúc với bề mặt cần in. Công nghệ này đảm bảo in với số lượng lớn như in trong công nghiệp với giá thành hợp lý.